Có thể nói đại đa số người Việt mình khi mới đến định cư tại Mỹ đều bắt đầu bằng những nghề đơn giản, nhất là những nghề liên quan đến chữ “cắt”. Đầu tiên là “cắt chỉ”, rồi “cắt cỏ”, tới “cắt tóc” và cuối cùng mà vững bền hơn cả, thịnh hành hơn cả là “cắt móng tay” "cắt da tay" (tức làm nail, làm móng tay, móng chân).
Nghề nail thuận tiện cho phái nữ, nhưng nam giới có làm thì cũng tốt thôi. Tôi có gia đình người chị bà con, lúc mới qua Mỹ, cả mấy đứa con gái của chị đều hè nhau đi may, đi cắt chỉ. Làm thì cực mà thu nhập chẳng là bao. Được mấy tháng, có một đứa tình nguyện đi học và làm nail, thu nhập cao gấp mấy lần và thế là cả nhà chuyển sang làm nail rồi chẳng mấy chốc trở nên giàu có (theo cách nghĩ của người Việt mình là có nhà, có xe, có tiệm đã trả tiền hết).
Thế mà gần đây thỉnh thoảng có một số bạn trẻ tỏ ra “phụ bạc” với nghề này. Dĩ nhiên là đối với những người có chí tiến thân, ngày đi làm, tối đi học thêm thì đến một ngày nào đó có thể chuyển qua những nghề mà theo họ là “cao sang” hơn và thu nhập cũng có thể nhiều hơn. Sở dĩ tôi nói “phụ bạc” nó (nghề nail) là vì có một số bạn trẻ sau một thời gian làm nail, có được ít tiền rồi đâm ra “lên mặt”, đòi đi làm những nghề có thu nhập hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn USD/năm cho oách, không thèm “ôm chân thiên hạ” nữa.
Nhưng rất nhiều người sau một thời gian lại cũng trở về nghề nail. Cái tâm lý “chê” nghề nail nảy sinh ở những người từng làm nghề này lâu năm. Và cái dở của những người làm nghề nail trong cộng đồng Việt ở Mỹ nằm ở chỗ cạnh tranh không khoan nhượng, không tổ chức được hiệp hội nghề nghiệp để “giữ giá”, tránh những trường hợp phá giá không cần thiết. Tôi nghe nhiều người kể rằng, hồi đó (tức những năm thập niên 80, 90) kiếm tiền dễ lắm.
Xem thêm
Dịch vụ mài kềm cắt da, cắt móng bằng máy kỹ thuật cao.
Những cây kềm loại tốt được ưa chuộng.
Khóa học mài kềm nail công nghệ
Nguồn: Tạp Chí Hoa Kỳ